Bột giặt không phù hợp hoặc cho quá nhiều bột giặt
Đây là nguyên nhân khá thường gặp, do bột giặt của bạn bị vón cục cứng hoặc bạn cho quá nhiều bột giặt vào làm máy không thể hòa tan lượng bột giặt vào trong nước.
Cách xử lý: hãy chọn mua loại bột giặt chuyên dùng cho máy giặt để dễ hòa tan hơn. Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước giặt. Ngoài ra, bạn chỉ nên cho đúng lượng bột giặt được ghi trên hướng dẫn sử dụng.
Chọn mức nước quá thấp, hay nước chảy quá yếu
Đôi khi, lượng quần áo bỏ vào nhiều mà bạn chọn mực nước quá thấp cũng có thể khiến bột giặt không thể hòa tan hết. Ngoài ra, nước chảy quá yếu cũng có thể gây ra hiện tượng này. Do nước yếu nên bột giặt chứa trong ngăn đựng bột giặt không chảy ra hết khi giặt mà bị vón cục hoặc đặc lại ở trong ngăn.
Trong quá trình xả hay vắt khô, lượng bột giặt này mới theo nước rớt xuống làm quần áo bị dính cặn bột giặt.
Cách xử lý: hãy chọn mực nước phù hợp so với lượng quần áo bỏ vào máy giặt. Nếu thấy áp lực nước chảy vào máy giặt quá yếu, bạn nên cho xà phòng hòa tan với nước trước rồi đổ trực tiếp vào lồng giặt.
Không vệ sinh lồng giặt thường xuyên
Sau một thời gian sử dụng, lồng giặt sẽ tích tụ những chất cặn bám từ bột giặt bên trong và khi bạn giặt quần áo, cặn bám này có thể bong ra dính vào quần áo gây dị ứng.
Cho quá nhiều quần áo vào máy giặt
Việc cho quá nhiều quần áo vào máy giặt sẽ làm máy không có đủ không gian để nhào trộn quần áo, tạo luồng nước lưu thông bên trong lồng giặt. Khiến bột giặt bị dính lại ở những nếp gấp, cuộn tròn của quần áo.
Cách xử lý: bạn chỉ nên cho vào máy đúng trọng lượng quần áo mà máy quy định. Ngoài ra, không được để quần áo đầy quá chiều cao lồng giặt.
Không làm sạch bộ lọc xơ vải
Đôi khi cặn trắng mà bạn thấy trên quần áo không phải là cặn xà phòng mà lại chính là xơ vải cũ tồn dư trong máy giặt do lâu ngày bạn không vệ sinh bộ lọc xơ vải bên trong máy. Ngoài ra, bột giặt cũng có khả năng bị dính lại trên lớp xơ vải ở bộ lọc này.
Cách xử lý: bạn nên tháo bộ lọc xơ vải ra và vệ sinh chúng thường xuyên. Tránh để chúng quá đầy.